Bệnh Viêm Khớp Là Gì?

Bệnh nhân có thể có các biểu hiện như sốt nhẹ, gầy sút, mệt mỏi, tê các đầu chi, ra nhiều mồ hôi, rối loạn vận mạch Bệnh khớp có rất nhiều loại. Riêng phụ nữ tuổi trung niên (30-50 tuổi) thì bệnh khớp hay gặp nhất là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Đây là một bệnh khớp tự miễn có diễn biến mạn tính với các biểu hiện toàn thân, tại khớp và ngoài khớp ở nhiều mức độ khác nhau.
Đa số trường hợp bệnh bắt đầu từ từ, tăng dần nhưng có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu cấp tính. Trước khi các dấu hiệu khớp xuất hiện, bệnh nhân có thể có các biểu hiện như sốt nhẹ, gầy sút, mệt mỏi, tê các đầu chi, ra nhiều mồ hôi, rối loạn vận mạch.
Bệnh kéo dài nhiều năm, phần lớn tiến triển tăng dần nhưng có 1/4 trường hợp tiến triển từng đợt, có những giai đoạn lui bệnh rõ rệt. Rất hiếm thấy trường hợp lui dần rồi khỏi hẳn. Bệnh có thể nặng lên khi bị nhiễm khuẩn, lạnh, chấn thương, phẫu thuật. Diễn biến của bệnh được chia ra 4 giai đoạn theo chức năng vận động và tổn thương trên phim X-quang:
- Giai đoạn 1: X-quang chưa thấy thay đổi, chức năng vận động gần như bình thường.
- Giai đoạn 2: X-quang có hình khuyết xương và khe khớp hẹp. Vận động bị hạn chế, tay còn nắm được, đi lại bằng gậy, nạng.
- Giai đoạn 3: X-quang có dính khớp một phần. Khả năng vận động còn ít, không đi lại được.
- Giai đoạn 4: X-quang có dính khớp và biến dạng trầm trọng. Mất hết chức năng vận động, tàn phế hoàn toàn. Thường gặp sau 10-20 năm.

Trong quá trình cải thiện, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
- Về dinh dưỡng: Cần ăn nhiều trái cây, rau tươi và các loại hạt. Ăn thịt vừa phải như thịt bò, thịt gà. Ăn nhiều cá, đặc biệt là cá biển vì có chứa nhiều axít béo omega-3 giúp làm giảm tình trạng viêm khớp. Cần tránh ăn măng tre, khoai môn, mướp đắng, tôm, cua, ghẹ; không nên uống nước lạnh, nước đá, rượu.
- Về sử dụng thuốc: Thuốc có thể cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, tăng vận động. Việc cải thiện cơ bản còn có thể thay đổi được diễn tiến tự nhiên của bệnh. Các bệnh nhân già yếu, tiền sử bị bệnh lý dạ dày hoặc cải thiện dài ngày sẽ được chuyên gia theo dõi chức năng thận và bảo vệ dạ dày bằng loại thuốc phù hợp. Người bệnh được cải thiện lâu dài và theo dõi triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng mỗi tháng trong 3 tháng đầu, sau đó mỗi 3 tháng trong suốt thời gian cải thiện.
Ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm thì bắt đầu tập vận động để chống dính khớp. Tập nhiều lần trong ngày, tăng dần theo đúng các chức năng của khớp. Ngoài ra, còn áp dụng vật lý trị liệu, tắm suối khoáng, phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp nhân tạo khi có chỉ định.
Khớp có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Có tình trạng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch khớp, quá trình này kéo dài không chấm dứt từ khớp này sang khớp khác dù tác nhân gây bệnh ban đầu đã chấm dứt từ lâu.

Một số tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Mỹ
1- Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn 1 giờ.
2- Sưng đau kéo dài trên 6 tuần ít nhất 3 vị trí trong số 14 khớp: ngón tay gần (2), bàn ngón (2), cổ tay (2), khuỷu (2), gối (2), cổ chân (2), bàn ngón chân (2).
3- Sưng đau 1 trong 3 vị trí: khớp ngón tay gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.
4- Sưng khớp đối xứng.
5- Có hạt dưới da.
6- Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp dương tính.
7- Hình ảnh X-quang điển hình.
Chẩn đoán xác định khi có từ 4 tiêu chuẩn trở lên.